RSS

BẢNG XẾP HẠNG

Một số cơn Bão lớn nhất ảnh hưởng tới Việt Nam

+ Bão Linda

Hình ảnh từ vệ tinh cơn bão Linda

Hình ảnh từ vệ tinh cơn bão Linda

Bão Linda hay  còn gọi là bão số 5, xảy ra vào tháng 11/1997, đây là một cơn bão xuất hiện khá  muộn ngay trên Biển Đông, đã đổ bộ một cách rất mau lẹ và tàn khốc vào một phần  nhỏ của Bình Thuận tới Cà Mau ở phía nam nước ta, một khu vực cả trăm năm qua  không có bão. Cơn bão này đã làm chết và mất tích trên 3000 người, phá hủy hơn  3500 tàu thuyền đánh cá, tổng thiệt hại ước tính lên tới 7000 tỷ đồng. Quá trìnhkhắc  phục thiệt hại do bão này gây ra đối với nghề cá ở phía nam đã kéo dài trong  nhiều năm.

 + Bão Chanchu

Hình ảnh từ vệ tinh cơn bão Chanchu

Hình ảnh từ vệ tinh cơn bão Chanchu

Bão Chanchu (bão  số 1) đã đổ bộ vào Việt Nam tháng 5/2006 đi qua vùng biển ngoài khơi xa, hoàn  toàn không tiến vào vùng biển gần bờ của Việt Nam, nhưng đã đem đến tang thương  cho hàng trăm gia đình ngư dân ở các tỉnh miền Trung với 265 người chết và mất  tích, hàng chục tàu đánh cá xa bờ bị phá hủy và nhấn chìm.

 + Bão Durian

Hình ảnh mắt bão Durian

Hình ảnh mắt bão Durian

Bão Durian là  một siêu bão vào Biển Đông ngày 1/12/2006  đã làm 50 người chết, 55 người mất tích và làm  bị thương 409 người tại 12 tỉnh thành mà nó đi qua. Ngoài ra, bão cũng đã làm  sập, đổ và tốc mái hơn 119.300 căn nhà, làm chìm 888 tàu, thuyền (Bình Thuận  chiếm tới 820 thuyền).
Trong số 12  tỉnh thành bị ảnh hưởng của bão, Bà Rịa Vũng Tàu vẫn là địa phương bị thiệt hại  nhiều nhất về người với 28 người chết, 16 người mất tích và 173 người bị  thương. Tiếp đến là  Bến Tre với 17 người  chết, 1 người mất tích, 162 người bị thương (60 người thương nặng).Tiền Giang và  Bình Thuận cùng có 2 người chết nhưng Tiền Giang còn có  26 người mất tích, 22 người bị thương; Vĩnh  Long có 1 người chết, 3 người mất tích, 44 người bị thương; số người mất tích  tại huyệnCầnGiờ (TPHCM) là 9 và 1 người thương nặng; Cần Thơ có 1 người bị  thương nhẹ.

+ Bão Xangsane

Hình ảnh bão Xangsane

Hình ảnh bão Xangsane

Bão Xangsane (con voi lớn) là một cơn bão mạnh được hình thành từ vùng biển phía đông Philippine vào tháng 9 năm 2006. Khi vào tới Việt Nam được gọi là bão số 6, ảnh hưởng mạnh tới các tỉnh miền Trung. Các tỉnh có số người chết và mất tích là Đà Nẵng (22 người chết, 4 mất tích), Quảng Nam (14 người chết), Hà Tĩnh (8 người chết, một người mất tích), Nghệ An (6 người chết), Thừa Thiên Huế (4 người chết), Quảng Trị (3 người chết, một người mất tích), và Quảng Bình (2 người chết, một người mất tích).
Ngoài ra, bão số 6 cũng làm 527 người bị thương, 15.119 căn nhà sập và cuốn trôi; 251.418 căn nhà tốc mái, hư hỏng và 52.069 căn nhà bị ngập, 2059 trường học, cơ quan bị hư hỏng, ngập.
Theo thống kê ban đầu có 579 tàu thuyền chìm và bị hư hại cùng hàng ngàn héc ta nuôi trồng thuỷ sản, lúa, hoa màu, hàng trăm km đường giao thông, kênh mương, hàng ngàn cột điện, hàng triệu mét dây cáp điện, điện thoại bị hỏng, gãy đứt.
Tổng thiệt hại do cơn bão số 6 gây ra gần 10.150  tỉ đồng, tương đương 650 triệu USD. Nặng nhất là Đà Nẵng 5.290 tỷ. Kế đến là Thừa Thiên – Huế 2.910 tỷ, Quảng Nam 1.600 tỷ, Hà Tĩnh 106 tỷ, Quảng Trị 81,4 tỷ, Nghệ An 55 tỷ,  Quảng Ngãi 41 tỷ, Quảng Bình 43 tỷ, Kon Tum 15,4 tỷ, Bình Định 1,05 tỷ, Gia Lai 0,87 tỷ, và Bạc Liêu 0,194 tỷ.
Sau bão Xangsane, lũ đã về đến mức kỷ lục kể từ năm 1995 ở thượng nguồn sông Đà, sông Thao, lũ còn cuốn trôi 150m bờ kè sông Vu Gia, phá thành một cửa sông mới rồi chảy vào khu vực Đồng Miếu dẫn ra sông Quảng Huế. Khoảng 1.370 hộ dân ven sông hai xã Đại Cường, Đại Hoà thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam bị đe doạ tính mạng, tài sản. Thành phố Đà Nẵng có thể khủng hoảng nguồn nước sinh hoạt trong mùa khô do Nhà máy nước Cầu Đỏ của Đà Nẵng sẽ bị thiếu nguồn cung cấp vì sự nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt… nhất là trong mùa khô.

+ Bão Lêkima

Bão Lêkima tức cơn bão số 5 đã đổ bộ vào Việt Nam  ngày 3 tháng 10 năm 2007. Cơn bão đã tràn vào địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh ở mức rất nghiêm trọng. Đây là một cơn bão đặc biệt vì đã đổi hướng di chuyển ít nhất 9 lần và thay đổi cường độ đến 4 lần với diễn biến ngày càng phức tạp.
Những thiệt hại nghiêm trọng mà cơn bão gây ra: mưa to ở các vùng trung du miền núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gây ra lũ quét và sạt lở đã làm ít nhất 37 người thiệt mạng cùng 24 người mất tích và 145.000ha lúa, hoa màu bị hư hại; gần 9500 nhà bị đổ, sập; gần 130.000 nhà, công trình công cộng bị ngập, hư hỏng; khối lượng đất bị sạt lở:412.118 m3; kênh mương bị sạt lở: 32.000 m; cột điện bị gãy đổ: 3.709 cột; dây điện bị đứt: 162.700m; nhiều tuyến đường bị hư hại nghiêm trọng…Tổng thiệt hại lên tới khoảng 600 tỷ đồng. Trong đó tỉnh Nghệ An thiệt hại nặng nhất với 16 người chết và 15 người mất tích.

Ảnh vệ tinh bão Lêkima

Ảnh vệ tinh bão Lêkima

  + Bão Mekkhala

Ảnh vệ tinh bão Mekkhala

Ảnh vệ tinh bão Mekkhala

Bão Mekkhala hay còn gọi là cơn bão số 7, đã đổ bộ vào nước ta ngày 30 tháng 9 năm 2008, với sức gió mạnh cấp 8. cấp 9, giất trên cấp 9 đã tiến sâu vào địa phận tỉnh Quảng Bình.
Theo báo cáo của các địa phương, thiệt hại  như sau:
– Về người:
+ Người chết: 3 người (Quảng Bình: 2; Hà Tĩnh: 1)
+ Người mất tích: 14 người (Quảng Trị: 2; Thanh Hóa: 4 người; Quảng Bình: 6 người; Hà Tĩnh: 2)
+ Người bị thương: 13 người
– Về nhà ở:
+ Bị sập, đổ trôi: 164 nhà
+ Bị ngập, tốc mái và hư hại: 6.172 nhà
– Về Tàu thuyền:
+ Tầu bị chìm: 38 tàu (Thanh Hóa: 1, Quảng Bình: 31, Quảng Trị: 6). Số lượng tàu, thuyền chủ yếu tại nơi neo đậu và trên đường vào nơi neo đậu.
Tổng thiệt hại sơ bộ ước tính: 108  tỷ đồng\

 

+ Bão Ketxana

Thiệt hại do bão Ketsana   gây ra

Thiệt hại do bão Ketsana gây ra

Ngày 26/9/2009, một áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão mang tên quốc tế Ketsana, tức bão số 9 của Việt Nam. Đây là cơn bão được so sánh ngang với

siêu bão Xangsana.
Con bão số 9 này đã hoành hành tại Việt Nam và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại vật chất lên tới 800 triệu đôla, bão số 9 tàn phá 14 tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên khiến mức thiệt hại lên tới 785 triệu đô-la.
Theo tài liệu của phía Việt Nam công bố hôm thứ hai thì số tử vong vì thiên tai này là 163 người, 17 mất tích, khi bão số 9 thổi tới Việt Nam sau khi hoành hành tại Phi Luật Tân khiến khỏang 300 người ở quốc gia này thiệt mạng.
Gió bão còn làm sập khoảng 100 căn nhà, gây hư hỏng khoảng 2.200 căn nhà khác, cùng nhiều trường học. Làm hư hại hàng chục ngàn héc ta lúa, hoa màu.
Tại Quảng Ngãi, mưa bão làm hai người chết, 12 người bị thương, làm chìm 11 tàu, trong đó có một tàu vận tải, trọng tải 1.500 tấn.
Gió lớn tới mức hất văng và lật ngửa một xe hơi. Ở đảo Lý Sơn, gió bão đã làm hàng ngàn căn nhà, phòng làm việc của trụ sở xã, chợ bị tốc mái.
Ở Quảng Nam, đã có ba người dân thiệt mạng. Điều đáng lo là nước sông ở các huyện phía Bắc Quảng Nam đang dâng cao, khiến nhiều hồ chứa nước, đập thủy điện, uy hiếp khu vực hạ lưu.
Tại Đà Nẵng, mưa bão đã làm hai người chết, 9 tàu và thuyền ở các quận Liên Chiểu, Sơn Trà bị vỡ, chìm. Lũ lớn đang cô lập 600 gia đình ở khu vực này với bên ngoài. Đồng thời. gió mạnh, sóng lớn đe dọa gây xói lở tại khu vực huyện Hoà Vang.
Còn ở Thừa Thiên – Huế, mưa bão đã làm 2 người chết, 3 người bị thương. Lụt nặng khiến huyện Phú Vang bị  chia cắt hoàn toàn với thành phố Huế. Nhiều xã tại huyện Phú Lộc bị cô lập. Toàn bộ các làng, xóm ven cửa biển Tư Hiền bị chìm trong mực nước khoảng hơn 1 mét.
Ngược lên Tây Nguyên, tại Lâm Đồng, bão số 9 đã làm một người chết, 8 người bị thương. Ở Đắk Lắk, toàn bộ huyện Ma D’rak bị mất điện vì một số trụ điện trung thế bị gãy, khoảng 500 căn nhà mất mái, khá nhiều trường học, công sở bị hư hại.
Khoảng 500 héc ta lúa, 500 héc ta ngô và 1.000 héc ta mía mất trắng. Tỉnh Kon Tum dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thiệt hại nhân mạng: 12 người chết, một người mất tích…

 + Bão Conson

Ảnh vệ tinh bão Côn Sơn

Ảnh vệ tinh bão Côn Sơn

Bão Côn Sơn là cơn bão nhiệt đới đầu tiên trong mùa bão Thái Bình Dương năm 2010 gây ảnh hưởng đối với Philippines, Việt Nam. Các điều kiện môi trường thuận lợi như wind shear thấp và nhiệt độ bề mặt biển ấm đã khiến xoáy thuận này tăng cường thành bão nhiệt đới vào ngày 12 tháng 7 năm 2010. Khi tràn vào Việt Nam (các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định) trung tâm bão có tốc độ gió đạt 75-177km/h (tương đương cấp 11,12 theo thang bão của Việt Nam). Đuôi bão quét qua các khu vực tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
Tổng thiệt hại do bão Côn Sơn gây ra ước tính khoảng 77,8 triệu USD, làm cho 80 người chết và 99 người bị mất tích. Bão Conson cũng gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người dân vùng ven biển. Đã có 303 nhà bị hư hỏng và tốc mái (Quảng Ninh 200; Hải Phòng 103); 27 tàu tàu bị đắm, vỡ (Quảng Ninh 15; Hải Phòng 5; Quảng Ngãi 6; Hà Tĩnh 1); 34 tàu tàu thuyền bị trôi, trong đó có 3 tàu lớn đang sửa chữa tại Hải Phòng; 13 chiếc lồng bè hải sản của người dân cũng bị cuốn trôi trong bão (Quảng Ninh 12; Hải Phòng 1). Ước tính bão Conson đã ảnh hưởng đến gần 2.000 ha lúa.

+ Bão Sơn Tinh

Những đợt sóng lớn do bão Sơn Tinh gây ra

Những đợt sóng lớn do bão Sơn Tinh gây ra

Tại Việt Nam, từ chiều tối ngày 27 tháng 10 năm 2012, mắt bão Sơn Tinh sắc nét trên vùng bờ biển miền Trung Việt Nam cho thấy cơn bão rất dữ dội, tới mức siêu bão[5]. Cho đến ngày 28 tháng 10 năm 2012, tâm bão vẫn ngoài khơi và hướng bão đi dọc theo bờ biển, chưa vào đất liền. Với cấp gió lên đến 12, giật cấp 13-14, bão gây mưa trên diện rộng, biển động dữ dội, hàng vạn người dân các vùng ven biển như Thanh Hóa, Nam Định đã phải sơ tán tránh bão.

Tối 28 tháng 10 năm 2012, cơn bão này mạnh cấp 11 và đi dọc bờ biển các tỉnh Ninh Bình tới Hải Phòng làm ít nhất 3 người chết, hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, điện mất trên diện rộng. Tháp truyền hình Nam Định, tháp truyền hình cac nhất miền Bắc Việt Nam bị bão quật đổ. Đến 10h sáng ngày 29 tháng 10 năm 2012, thống kê sơ bộ cho thấy ít nhất đã có 3 người chết, 7 người mất tích và 5 người bị thương.[6] 8g sáng ngày 28 tháng 10 năm 2012, bão đã gây sóng biển đánh sập hoàn toàn 330m đường đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La, thuộc Khu kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam trong hai ngày 27 và 28 tháng 10 đã dự kiến hủy 24 chuyến bay đến và đi từ 4 sân bay miền Trung, gồm Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới và Vinh,[8] nhưng sau đó tổng số chuyến bay hủy nâng lên 62.[9] Trong khi đó Vietjet Air có 4 chuyến bay đi và đến Đà Nẵng điều bị ảnh hưởng phải hoãn lại.

+ Bão Haiyan

Hình ảnh vệ tinh bão Hayan

Hình ảnh vệ tinh bão Hayan

Bão Haiyan, VN gọi là bão số 14, đổ bộ vào khu vực Hải Phòng-Quảng Ninh sáng sớm hôm 11 tháng 11  nă 2013 sau khi hoành hành Philippines trầm trọng.Bão Haiyan, tức bão Hải Yến hay bão số 14, với sức gió mạnh cấp 11, giật tới cấp 13, khi vào sâu trong vùng đất liền khu vực Hải Phòng- Quảng Ninh đã giảm cường độ xuống còn cấp 7, cấp 8, gây mưa to trên diện rộng.

Theo báo cáo nhanh từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tại các địa phương ảnh hưởng của siêu bão Haiyan, đã có 13 người chết và 81 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn khi chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây cối. Siêu bão đã đánh chìm 1 tàu của Phú Yên, làm hỏng 4 phương tiện của các tỉnh Hải Phòng, Phú Yên.

 

Bình luận về bài viết này