RSS

NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân gây ra bão
Trên góc độ khí tượng học, bão biển được định nghĩa và quy định qua các cơ quan khí tượng quốc tế, phân biệt và gọi tên như: cyclone, hurricane, typhoon, tùy thuộc vào nơi hình thành và cấu tạo của nó. “Hurricane” là tên gọi chung cho những con lốc biển vùng Đại Tây Dương và đông bắc Thái Bình Dương và typhoon là những cơn bão nhiệt đới xảy ra ở vùng Tây-Bắc Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam ta.

Nhờ sự đối lưu đã nói ở trên mà không khí nóng ẩm từ bề mặt của đại dương không ngừng bay lên trên cao ngưng và tạo thành các đám mây giông và mưa. Hơi ấm khi đông đặc như vậy tỏa nhiệt làm ấm không khí xung quanh khiến chúng nhẹ đi và bốc lên cao. Lớp không khí ấm và ẩm hơn từ sát bề mặt đại dương sẽ tràn tới choán chỗ.Chu trình bốc hơi và ngưng tụ này mỗi lúc một gia tăng khiến không khí ẩm và nóng từ mặt biển bị hút lên mỗi lúc một nhiều và mạnh hơn. và gây ra luồng gió xoáy.

Hình ảnh quá trình hình thành mắt bão

Hình ảnh quá trình hình thành mắt bão

Nhưng để luồng mây giông và gió xoáy trên biển phát triển thành bão cần kết hợp với một số điều kiện khác. Lốc xoáy sinh ra do các luồng gió hội tụ gặp nhau và đẩy không khí nóng ẩm lên trên cao càng làm gia tăng tốc độ bốc hơi và sinh ra gió càng mạnh. Trong khi đó, nếu có gió thổi qua ở độ cao cao hơn (lên đến 9.000 mét) hơi nóng bốc lên từ trung tâm luồng xoáy sẽ bị thổi đi và vì thế sẽ giúp duy trì sự bốc hơi liên tục của luồng khí ấm và ẩm và bão được hình thành. Thậm chí chênh lệch áp suất của không khí ở độ cao trên 9.000 mét và mặt biển cũng loại bỏ nhiệt từ không khí nóng bốc lên khiến, đẩy không khí và chu kỳ bốc hơi càng mạnh thúc đẩy sức mạnh của cơn bão.

Bão chỉ hình thành ở khu vực biển ấm ở vùng nhiệt đới nơi nhiệt độ nước thấp nhất là 27 độ C. Chúng cần không khí ẩm và gió hội tụ gần xích đạo để hoạt động.

2. Đặc điểm của Bão ở Việt Nam
Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 10 cơn bão lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, nước ta chiu ảnh hưởng trực tiếp của 3.15 cơn bão, 2.93 cơn áp thấp nhiệt đới và ảnh hưởng gián tiếp của 0.83 cơn bão, 0.4 cơn áp thấp nhiệt đới. Ảnh hưởng của bão đối với nước ta diễn ra tập trung chủ yếu từ tháng 6 tới tháng 11, trong đó nhiều nhất là trong 2 tháng 9 và 10.
Ở Việt Nam bão phát sinh từ tháng 5 tới tháng 12 trên khu vực Biển Đông. Sau khi hình thành theo hướng phát triển mạnh bão di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây về phái đất liền và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới: Móng Cái – Thanh Hóa (tháng 7,8), Thanh Hóa – Quảng Trị (tháng 9), Quảng Trị – Bồng Sơn (thánh 10), Bồng Sơn – Tp Hồ Chí Minh (tháng 11), Tp Hồ Chí Minh – Cà Mau (tháng 12).

 

Hình ảnh về khu vực ảnh hưởng của bão ở Việt Nam

Hình ảnh về khu vực ảnh hưởng của bão ở Việt Nam

Thời gian thường có bão tại các địa phương Việt Nam thường xảy ra như sau:
+ Từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa: tháng 7,8,9
+ Từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế: tháng 7,8,9,10
+ Từ Đà Nẵng tới Thuận Hải: tháng 9,10,11
+ Từ Thuận Hải tới Cà Mau: tháng 10,11,12
Tại Việt Nam khoảng 60% các cơn bão xuất phát từ vùng biển của quần đảo Carolines, Philippins, còn lại khoảng 40% cơn bão khác xuất phát từ phía nam Biển Đông.

 

 

Bình luận về bài viết này